You are currently viewing Rạn da khi mang thai: Nguyên nhân và kinh nghiệm chống rạn cho bà bầu

Rạn da khi mang thai: Nguyên nhân và kinh nghiệm chống rạn cho bà bầu

Rạn da khi mang thai không còn là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, mà nó đã trở thành nỗi ám ảnh cho rất nhiều bà bầu. Nếu không biết chống rạn da cho bà bầu hiệu quả thì rất dễ để lại các vết sẹo xấu sau khi sinh. Vì vậy hôm nay, Dưỡng Da Hiệu Quả sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm chống rạn da cho bà bầu. Từ đó các mẹ sẽ biết cách dưỡng da như thế nào cho phù hợp, hạn chế tối đa ảnh hưởng của rạn bầu mang lại. Cùng tìm hiểu nhé!

Rạn da khi mang thai xảy ra vào thời điểm nào?

Rạn da khi mang thai xảy ra vào thời điểm nào?

Thông thường sẽ không có một khoảng thời điểm cố định dẫn tới việc rạn bầu. Việc xuất hiện các vết rạn da khi mang thai sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa mỗi người và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc da của các chị em. 

Tuy nhiên, tình trạng rạn da sẽ xảy ra khi bước vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Lý do là vì thai nhi đã lớn theo tuần tuổi, cân nặng của các mẹ cũng tăng nhanh. Một số vị trí có thể xuất hiện tình trạng rạn da là ở vùng bụng, ngực, mông, bắp chân và đùi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà các vết nứt thịt này sẽ có màu sắc khác nhau (tím, đỏ, trắng), và sau khi sinh thì chúng sẽ chuyển thành mày đen, đỏ, xám,… 

Bên cạnh đó, khi cơ hormone trong cơ thể thay đổi cũng là thời điểm rạn bầu dễ xuất hiện. Nội tiết tố trong cơ thể các bà mẹ thay đổi, nhất là vào thời điểm tháng thứ 3 trở đi. Lúc này, thai nhi và nhau thai tiết ra progesterone và hormone estrogen. Điều này vừa khiến rạn da, vừa làm cho các vết nứt thịt này có màu sắc sẫm hơn xung quanh, gây mất thẩm mỹ.

> Xem thêm: Rạn da sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh!

Hình dạng các các vết rạn bầu như thế nào?

Các vết rạn da trong quá trình sinh sản thường sẽ có độ dài từ 5cm – 10cm. Đối với mẹ bầu nào tăng cân nhanh thì các vết lằn sẽ nhiều và lớn hơn. Tình trạng này sẽ không làm các mẹ đau, nhưng sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do da bị kéo căng quá mức.

Ngoài ra, với những mẹ lần đầu tiên mang thai thì các vết rạn bầu thường sẽ có màu đỏ, hồng và chuyển dần sang màu trắng đục. Còn những mẹ bầu sinh con lần thứ 2 trở lên, các vết lằn thường sẽ nhạt màu hơn.

Trường hợp nào dễ bị nứt thịt khi mang thai?

Trường hợp nào dễ bị nứt thịt khi mang thai?

Mặc dù rạn da khi mang thai rất dễ xảy ra, tuy nhiên, không phải bất cứ mẹ bầu nào cũng rơi vào trường hợp này. Tình trạng rạn bầu có xảy ra hay không, mức độ như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là một số trường hợp làm tăng nguy cơ bị rạn da trong quá trình mang thai:

  • Tuổi tác: Các mẹ khi còn quá trẻ mà đã mang thai (dưới 20 tuổi) thì nguyên cơ rạn da khi mang bầu rất cao bởi các vùng da chưa được hoàn thiện. Ngược lại, chị em nhiều tuổi mà có con thì cũng rất dễ bị rạn bầu vì lúc này các vùng da đã bị lão hóa dần.
  • Không cung cấp đủ dưỡng chất: Trong quá trình mang thai, các mẹ phải nạp thêm nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng cho thai nhi. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, sức khỏe và làn da cũng yếu đi, từ đó dẫn tới tình trạng rạn da bụng hay các vùng da khác.
  • Lười chăm sóc da: Các mẹ bầu thường ít để ý đến việc chăm sóc da. Trong một thời gian dài, làn da không được nuôi dưỡng sẽ trở nên yếu dần, lão hóa sớm và không có tình đàn hồi. Từ đó tỷ lệ bị rạn da bầu rất cao.
  • Lười vận động: Chắc chắn trong quá trình mang thai, chị em sẽ gặp phải rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, từ đó không muốn hoạt động hay làm bất cứ gì cả. Tuy nhiên, nếu không chịu vận động, tập thể thao nhẹ thì tỷ lệ rạn da khi mang thai cũng sẽ cao hơn các thai phụ khác.
  • Yếu tố di truyền: Gen cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang bầu. Nếu mẹ hoặc chị gái, em gái của bạn gặp tình trạng này thì nguy cơ bạn bị rạn bầu cũng rất cao.
  • Tiền sử: Nếu ở giai đoạn tuổi dậy thì, bạn bị rạn da thì khi mang thai, tỷ lệ xuất hiện các vết lằn trên da sẽ cao hơn rất nhiều.
  • Tăng cân quá nhanh: Mặc dù trong quá trình mang thai, các mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi, tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn ăn uống vô tội vạ. Việc tăng cân quá nhanh sẽ gây tổn hại đến da, từ đó các vết rạn xuất hiện.
  • Mang song thai, đa thai: Việc này cũng rất dễ khiến da của các mẹ không chịu nổi áp lực, từ đó các tế bào bị tổn thương, xuất hiện các vết rạn da màu đỏ khi mang thai.
  • Do cơ địa: Mỗi người sẽ có một cấu trúc da khác nhau. Với những bạn có cấu trúc da yếu, ít đàn hồi thì khả năng bị rạn da khi mang thai sẽ cao hơn người bình thường.

Rạn da khi mang thai có hết không?

Chắc nhiều chị em sẽ thắc mắc vấn đề này. Sự thật là nếu không chăm sóc da cẩn thận, các vết rạn da màu đỏ khi mang thai xuất hiện, mặc dù sau một khoảng thời gian chúng sẽ mờ đi, chuyển thành màu trắng đục nhưng chúng sẽ theo bạn suốt đời. Vì vậy, các chị em cần biết cách chống rạn da cho bà bầu để sau này không phải mất nhiều công sức điều trị, xóa bỏ các vết nứt thịt này. 

Kinh nghiệm chống rạn da cho bà bầu hiệu quả

Kinh nghiệm chống rạn da cho bà bầu hiệu quả

Các vết rạn da màu đỏ khi mang thai nếu không được điều trị hiệu quả thì nó sẽ đi theo bạn suốt quãng đời còn lại. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Cho nên, tốt nhất là các mẹ nên tìm cách chống rạn da cho bà bầu để không rơi vào tình cảnh này.  Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp các mẹ phòng ngừa rạn bầu mà không mất quá nhiều thời gian.

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Việc cân nặng thay đổi trong thời gian mang thai là rất bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cần phải kiểm soát việc tăng cân của mình một cách khoa học. Nếu tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ khiến các tế bào da không chịu nổi áp lực, làm đứt các sợi collagen, từ đó dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai. Cho nên, kiểm soát cân nặng của bản thân là việc cần phải ưu tiên hàng đầu. 

Nói như vậy không có nghĩa là bảo chị em phải nhịn ăn uống mà cần lên cho bản thân một chế độ dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ thật khoa học, vừa bổ sung các vitamin, khoáng chất, vừa không để cân nặng tăng quá nhanh. Cách tốt nhất là nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ để lên thực đơn hàng ngày cho phù hợp với bản thân.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho da

Tập thói quen chăm sóc da toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều này giúp da chắc khỏe, tăng tính đàn hồi. Khi đó da sẽ chịu được áp lực cao hơn, hạn chế các vết nứt thịt xuất hiện.

Hãy bổ sung vào chế độ ăn của mình một số loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp nuôi dưỡng làn da. Một số gợi ý dành cho mẹ bầu:

  • Các thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, quả óc chó), omega-6 và vitamin,… giúp làn da luôn mịn màng, khỏe mạnh
  • Các thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, ớt chuông,… giúp tái tạo và phục hồi các mô da bị tổn thương.
  • Các thực phầm có các chất chống oxy hóa để giúp da tươi trẻ như cải bó xôi, việt quất, dâu tây,…
  • Bổ sung vitamin D bằng các loại ngũ cốc, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Bổ sung vitamin E bằng các loại hạt, bông cải xanh.

Đồng thời duy trì việc dưỡng da thường xuyên. Nên sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều vitamin A. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 mẹ con thì nên lựa chọn những loại kem dưỡng da thuộc các thương hiệu uy tín, và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. 

Duy trì độ ẩm tự nhiên cho da

Sức khỏe làn da cũng là một yếu tố quyết định việc bạn có bị các vết rạn da màu đỏ khi mang thai hay không. Khi da có đủ độ ẩm và tính đàn hồi thì sẽ hạn chế tối đa các vết rạn bầu xuất hiện. Một số vùng da rất dễ bị ảnh hưởng là bụng, ngực, bắp chân, đùi,… các mẹ nên lưu ý những khu vực này. 

Các mẹ có thể tham khảo các loại kem dưỡng ẩm, dầu dừa hay một số loại tinh dầu thảo dược để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Trong quá trình chăm sóc da, chỉ nên massage nhẹ nhàng. Tuyệt đối khô được xoa mạnh vào các vùng da, đặc biệt là bụng vì có thể ảnh hưởng đến bé.

Thường xuyên vận động, tập thể thao

Tập thể dụng thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp máu lưu thông đều khắp cơ thể, các tế bào da sẽ đàn hồi hơn, ngăn ngăn các vết rạn da màu đỏ khi mang thai xuất hiện. 

Massage tránh vết rạn da màu đỏ khi mang thai

Tiến hành massage thường xuyên có tác dụng luôn đảm bảo da có độ đàn hồi tốt nhất. Các mạch máu lưu thông đều sẽ cung cấp các dưỡng chất tới từng tế bào, giúp chúng luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ bị rạn da khi mang thai. 

Bổ sung đủ nước cho cơ thể chống rạn da cho bà bầu

Uống đủ nước mỗi ngày là một việc rất dễ nhưng lại không ít người làm được. Khi cơ thể thiếu nước, làn da sẽ trở nên khô hơn, từ đó các vết lằn dễ dàng xuất hiện. Vì vậy, các mẹ bầu nên bổ sung một lượng nước đủ cho cơ thể (2 – 2.5 lít/ngày). Việc này giúp ngăn chặn tình trạng rạn da khi mang thai, vừa tăng cường sức khỏe 2 mẹ con.

Tẩy tế bào chết ngừa rạn bầu cho mẹ

Việc loại bỏ lớp tế bào chết trên da giúp lấy đi các lớp da đa cằn cỗi, kích thích da phát triển, từ đó da luôn tươi trẻ, khỏe mạnh. Thực hiện tẩy da chết 2 lần/tuần sẽ giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông và cũng là cách giảm tình trạng rạn da cho mẹ bầu.

Dùng tinh dầu thiên nhiên chống rạn da khi mang thai

Các loại tinh dầu thiên nhiên có công dụng cực kỳ tốt cho việc duy trì độ ẩm tự nhiên trên da. Việc này giúp da luôn trong tình trạng mềm mịn, khỏe khắn, đàn hồi và không bị thô ráp. Một số loai tinh dầu mà các mẹ có thể tham khảo là: dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu dừa,…

Sử dụng kem trị rạn da cho bà bầu

Dùng kem trị rạn chính là cách chống rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất. Không mất nhiều công sức và thời gian thực hiện, chỉ cần thoa một lớp mỏng lên da là có thể ngăn chặn tình trạng nứt thịt do mang thai.

Tuy nhiên, các mẹ nên bỏ thời gian để tìm hiểu thật kỹ về các loại kem trị rạn. Nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, tránh xa các loại hóa chất vì sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như loại da để chọn được một loại kem phù hợp. Trong một số trường hợp, cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. 

>  Xem thêm: Các loại kem trị rạn da tốt nhất hiện nay! 

Một số cách trị rạn da cho bà bầu an toàn tại nhà

Dùng nha đam và dầu dừa loại bỏ rạn da khi mang thai
Dùng nha đam và dầu dừa loại bỏ rạn da khi mang thai

Dùng nha đam và dầu dừa loại bỏ rạn da khi mang thai

Nha đam và dầu dừa sẽ cung cấp nhiều axit béo và một số dưỡng chất khác, từ đó phục hồi và tái tạo vùng da bị rạn cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nha đam gọt bỏ vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Lấy dầu dừa trộn đều với nha đam.
  • Bước 3: Làm sạch da và thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị rạn.
  • Bước 4: Sau 15 phút thì vệ sinh lại bằng nước sạch.

Dùng nha đam và vitamin E trị rạn da cho bà bầu

Dùng nha đam và vitamin E trị rạn da cho bà bầu
Dùng nha đam và vitamin E trị rạn da cho bà bầu

Muốn làm mờ các vết rạn bầu thì chị em có thể sử dụng nha đam và vitamin E. Công thức này hỗ trợ xóa mờ các vết lằn tím, đỏ trên da, đồng thời dưỡng ẩm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch nha đam và gọt bỏ vỏ, cạo lấy phần gel bên trong.
  • Bước 2: Cắt viên nang vitamin E và trộn đều với nha đam.
  • Bước 3: Vệ sinh da và thoa đều hỗn hợp lên chỗ rạn.
  • Bước 4: Đợi 15 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. 

Dùng mật ong và sữa chua trị rạn da khi mang thai

Dùng mật ong và sữa chua trị rạn da khi mang thai
Dùng mật ong và sữa chua trị rạn da khi mang thai

Muốn điều trị rạn da cho bà bầu tại nhà nhanh chóng thì mật ong và sữa chua chính là câu trả lời dành cho bạn. Với các dưỡng chất chống oxy hóa và dưỡng ẩm có trong 2 nguyên liệu này, da của các mẹ sẽ được phục hồi và tái tạo nhanh chóng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều mật ong và sữa chua theo tỷ lệ 1:1 (số lượng tùy thuộc vào tình trạng da của bạn).
  • Bước 2: Làm sạch da và thoa đều hỗn hợp lên da.
  • Bước 3: Sau 15 phút thì vệ sinh lại cơ thể. 

Dùng lòng trắng trứng gà trị rạn da bà bầu

Dùng lòng trắng trứng gà trị rạn da bà bầu
Dùng lòng trắng trứng gà trị rạn da bà bầu

Với hàm lượng vitamin B12 và protein có trong lòng trắng trứng thì các mẹ có thể tận dụng nó để trị rạn da, xóa mờ các vết lằn tím trên da nhanh chóng.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Vệ sinh vùng da bị rạn.
  • Bước 2: Tách lòng trắng trứng và thoa đều lên trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Làm sạch lại da.

Dùng nước cốt chanh và viên nang vitamin E làm mờ rạn do mang bầu

Dùng nước cốt chanh và viên nang vitamin E làm mờ rạn do mang bầu
Dùng nước cốt chanh và viên nang vitamin E làm mờ rạn do mang bầu

Chanh có tác dụng làm sạch da, loại bỏ tế bào chết và xóa mờ các vết rạn bầu mới hình thành. Kết hợp với vitamin E có công dụng dưỡng ẩm, giúp da trở nên mềm mịn hơn. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt vỏ viên nang vitamin E và trộn với 1 thìa nước cốt chanh.
  • Bước 2: Vệ sinh da và thoa đều hỗn hợp lên trong 15 phút.
  • Bước 4: Dùng nước ấm làm sạch lại cơ thể.

Hy vọng với những kinh nghiệm mà Dưỡng Da Hiệu Quả vừa chia sẻ, các mẹ đã hiểu hơn về tình trạng rạn da khi mang thai. Từ đó có biện pháp chống rạn và điều trị phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Tiến Dũng

Với kinh nghiệm 5 năm làm trong lĩnh vực thẩm mỹ và làm đẹp, tôi hiểu được làn da của bạn cần gì để có thể trở nên tươi trẻ, căng bóng mịn màng. Nếu chỉ đi tới thẩm mỹ viện và spa để chăm sóc da thôi thì chưa đủ, da cần được ta chăm sóc và nuôi dưỡng mỗi ngày. Chính vì vậy Blog này được lập ra để chia sẻ tất cả các kiến thức của tôi để các bạn có thể tự mình chăm sóc da ở nhà và đạt được hiệu quả cao. Nếu các bạn đang có những vấn đề về da, đừng ngần ngại liên hệ với tôi để được tư vấn, tôi đảm bảo điều này sẽ hoàn toàn miễn phí. Mong các bạn sau khi áp dụng những điều tôi chia sẻ và đạt được hiệu quả có thể chia sẻ lại cùng tôi để tôi có thêm động lực mỗi ngày với công việc chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến các bạn.

Trả lời