You are currently viewing Chín mé ở chân là gì? Cách chữa trị và xử lý hiệu quả

Chín mé ở chân là gì? Cách chữa trị và xử lý hiệu quả

Chín mé ở chân là một tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Hiện tượng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho người mắc. Nếu không biết xử lý đúng cách rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng Dưỡng Da Hiệu Quả tìm hiểu về chín mé chân là gì? Cách chữa chín mé như thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Chín mé chân là gì?

Chín mé chân là gì?
Chín mé chân là gì?

Chín mé ở chân là tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ do tụ cầu khuẩn vàng và virus Herpes gây ra. Tận dụng những vết thương mà loại vi khuẩn này bắt đầu phát triển. Chân ở chín mé nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách thì có thể khiến tình trạng trở nặng, lây lan sang các vùng da khác, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. 

> Xem thêm: Chín mé ngón tay là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Giai đoạn phát triển chín mé ở chân

Chín mé ở chân sẽ phát triển theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi thời điểm sẽ có những triệu chứng và biểu hiệu riêng biệt. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Trong khoảng 1 – 3 ngày đầu tiên, các vết thương ở ngón chân sẽ bị sưng phồng, tấy đỏ và gây ra cảm giác nhức chân, khó cử động. 
  • Giai đoạn 2: Từ 4 – 7 ngày tiếp theo, vết thương do nhiễm trùng sẽ bắt đầu lan rộng ra xung quanh. Ở một số trường hợp sẽ bị sốt nhẹ.
  • Giai đoạn 3: Ở những ngày tiếp theo, nếu chưa được chăm sóc và điều trị chín mé ở ngon chân cái hoặc các ngón khác thì các vết viêm nhiễm sẽ mưng mủ và có thể để lại những di chứng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết, viêm xương,…

Cách chữa chín mé ở ngón chân tại nhà

Cách chữa chín mé ở ngón chân tại nhà
Cách chữa chín mé ở ngón chân tại nhà

Chữa chín mé ở chân bằng muối hoặc giấm

Khi bị chín mé ở ngón chân cái, bạn có thể sử dụng một ít muối hoặc giấm để ngâm tay. Muối thì nên sử dụng muối đặc hoặc muối vô cơ đặc biệt (Epsom hay còn gọi là magie sulphat). Cách này sẽ giúp chín mẻ chân giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Phương pháp này phù hợp với tình trạng chín mé dạng nông, mới hình thành.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hòa 2 muỗng muối magie sulphat vào 1 – 2 lít nước ấm.
  • Bước 2: Ngâm chân vào trong dung dịch vừa chuẩn bị khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô. Thực hiện 2 – 4 lần/ngày.

Dùng nước ấm chữa trị chín mé ở chân

Chân bị chín mé có thể được cải thiện khi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Thường xuyên áp dụng cách này sẽ giúp da chân trở nên mềm hơn, hạn chế được cảm giác đau nhói.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm sạch chân và ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 30 phút. 
  • Bước 2: Dùng khăn sạch lau khô, sau đó dùng 1 miếng gạc nhỏ bằng vải cotton để đệm vào phần móng bị chín mé.
  • Bước 3: Nâng hoặc trượt phần móng để làm sạch vết thương và viêm nhiễm. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài ra, để loại bỏ phần móng chân mọc vào trong do chín mé, bạn sử dụng một cái kéo y tế đã sát khuẩn để cắt móng. Sau đó dùng gạc để băng lại ngừa nhiễm trùng. 

Chín mé có mủ ở chân thì nên làm gì?

Chín mé có mủ ở chân thì nên làm gì?
Chín mé có mủ ở chân thì nên làm gì?

Chín mé ở chân có mủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, mọi người nên chăm sóc da cần thận. Một số việc cần phải làm để chữa chín mé có mủ ở chân là:

  • Luôn giữ vệ sinh vùng ngón chân bị chín mé sạch sẽ. Nên dùng thuốc tím pha loãng với nước để rửa sạch. 
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi mỡ như Fucidin, Foban hoặc Bactroban để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nặng. 

> Lưu ý: Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào. Tránh tình trạng chữa chín mé có mủ ở chân không đúng cách, dẫn đến việc viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. 

> Thông thường, với một số tình trạng chín mé ở chân có mủ, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiến hành rạch dẫn lưu mủ thoát ra ngoài, và kê đơn thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh.  

Cách phòng ngừa chín mé ở ngón chân cái

Việc chữa chín mé có mủ ở chân sẽ mất khá nhiều công sức và ảnh hưởng rất nhiều tới việc sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, chúng ta nên tìm cách phòng ngừa tình trạng này, như ông bà ngày xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy phòng ngừa chín mé ở chân như thế nào? Sau đây là một số mẹo cần biết:

  • Hạn chế ngâm chân trong nước quá lâu.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đôi chân, nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi mới từ ngoài đường về nhà.
  • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát vì rất dễ nhiễm trùng.
  • Không nên cắt móng chân quá sát vào da, đặc biệt là vùng sâu 2 bên cạnh của ngón chân. Việc này giúp hạn chế tình trạng móng chân đâm vào da gây chín mé. 

Trên đây là những điều cần biết về chín mé ở chân. Hy vọng sau bài viết này, mọi người không còn thắc mắc chín mé chân là gì, cách chữa chín mé có mủ ở chân ra sao nữa nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Tiến Dũng

Với kinh nghiệm 5 năm làm trong lĩnh vực thẩm mỹ và làm đẹp, tôi hiểu được làn da của bạn cần gì để có thể trở nên tươi trẻ, căng bóng mịn màng. Nếu chỉ đi tới thẩm mỹ viện và spa để chăm sóc da thôi thì chưa đủ, da cần được ta chăm sóc và nuôi dưỡng mỗi ngày. Chính vì vậy Blog này được lập ra để chia sẻ tất cả các kiến thức của tôi để các bạn có thể tự mình chăm sóc da ở nhà và đạt được hiệu quả cao. Nếu các bạn đang có những vấn đề về da, đừng ngần ngại liên hệ với tôi để được tư vấn, tôi đảm bảo điều này sẽ hoàn toàn miễn phí. Mong các bạn sau khi áp dụng những điều tôi chia sẻ và đạt được hiệu quả có thể chia sẻ lại cùng tôi để tôi có thêm động lực mỗi ngày với công việc chia sẻ những kiến thức hữu ích này đến các bạn.

Trả lời