Rất nhiều bạn khi thấy mụn mủ ở ngón tay thì rất thắc mắc. Không biết đây là tình trạng gì? Có người được mách hiện tượng này là chín mé ngon tay. Nhưng liệu điều này có đúng hay không? Vì vậy, hãy cùng Dưỡng Da Hiệu Quả tìm hiểu về chín mé ngón tay là gì? Nguyên nhân và cách trị chín mé tại nhà an toàn và nhanh chóng. Cùng bắt đầu nhé!
Tóm tắt nội dung
Chín mé ngón tay là gì?
Chín mé ngón tay là tình trạng nhiễm trùng mô mềm ở đầu ngón tay. Nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu và liên cầu. Khi trên da có các viết xước hoặc vết thương nhỏ, các vi khuẩn sẽ tận dụng để đi sâu vào bên trong da, từ đó làm xuất hiện chín mé ngón tay. Các vị trí xuất hiện phổ biến nhất là ở đầu xa ngón tay, có thể ở giữa, hai bên hoặc ở đỉnh ngón.
Vách ngăn giữa các mô mềm có tác dụng hạn chế nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến làm tăng áp lực và hoại tử mô lân cận. Bên cạnh đó, nếu tình trạng trở nặng hơn thì các xương, khớp hay gân duỗi nằm phía dưới cũng rất dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh thường được xảy ra khoảng 1 – 3 ngày đầu, ngón tay xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ và gây cảm giác ngứa. Từ ngày thứ 4 – 7 là thời điểm viêm lan rộng ra xung quanh ngon làm người bệnh cảm thấy đau nhức, có thể sốt nhẹ. Nếu không điều trị đúng cách, từ tình trạng nhẹ có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn, tốn nhiều công sức điều trị.
Đối với trường hợp chín mé ngón tay do Herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 20 ngày. Lúc này, bạn có thể gặp một số triệu chứng như sốt và mệt mỏi. Sau đó, ngón tay phù nề, xuất hiện mụn nước có chứa dịch trong suốt hoặc màu đục.
> Xem thêm: Các loại kem trắng da Hàn Quốc được tin dùng nhất!
Các thể chín mé ngón tay thường gặp
Chín mé ở ngón tay thường sẽ có 3 thể phổ biến là chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu. Mỗi thể sẽ có những đặc điểm nhận biết riêng. Cùng Dưỡng Da Hiệu Quả phân tích ngay sau đây.
Chín mé nông
Chín mé nông là tình trạng nhiễm trùng khởi phát ở lớp da của ngón tay. Một số dấu hiện nhận biết cụ thể như sau:
Thể phồng, chín mé trong da tay
Khi mới xuất hiện sẽ làm ngón tay sưng đỏ. Lâu dần tích tụ lớp mủ ở thượng bì tạo thành một nốt phỏng có mủ màu trắng đục bên trong. Cách chữa chín mé tay có mủ trong trường hợp này sẽ cần rạch lấy mủ ra ngoài. Sau đó lấy băng ép và dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Thể nhọt
Chín mé ngón tay xuất hiện ở vùng mu, có tích tụ mủ tại nốt mụn. Lúc này, cách chữa chín mé cần gây tê và rạch để loại bỏ mủ ra khỏi tay.
Thể sưng, tấy đỏ
Hiện tượng nhận biết là các đầu ngón tay sưng tấy, có cảm giác đau, tuy nhiên lại không xuất hiện mủ. Với trường hợp này, chúng ta nên ngâm tay vào nước nóng để làm phóng bế gốc chi.
Chín mé quanh móng tay
Trong trường hợp này, chín mé xuất hiện một phần ở góc móng tay, từ từ lan rộng ra xung quanh, nếu nặng có thể lan vào gốc móng và làm chảy mủ. Khi đó, mọi người cần tiến hành gây tê ở gốc ngón, rạch sạch quanh móng bị mưng mủ. Vùng móng bị mưng mủ cắt bỏ để dẫn lưu mủ, nếu nặng thì phải lấy bỏ phần móng mới ngăn chặn được tình trạng chảy mủ.
Chín mé dưới móng tay
Tình trạng này thường xảy ra khi có các vật nhọn đâm vào phần ngón tay. Khi bóp đầu ngón tay có thể thấy phần mủ trắng tụ dưới móng. Chín mé dưới móng tay gây cảm giác cực kỳ khó chịu và đau nhức. Muốn chữa tình trạng này, mọi người cần cắt bỏ phần móng bị mủ. Trong một số trường hợp nặng thì sẽ cần loại bỏ toàn bộ móng.
Chín mé ngón tay dưới da
Chín mé ngón tay dưới da là gì? Đây là hiện tượng phần cấu trúc dưới da bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở các đốt 1, 2, 3 của ngón tay. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:
Chín mé ở đốt ngón tay
Bạn sẽ có cảm giác sưng, đau, khó chịu thường ở đốt thứ 2. Trong trường hợp này, bạn cần rạch 2 bên đốt để loại bỏ mủ tích tụ.
Chín mé ở đầu mút ngón tay
Đa số mọi người sẽ rơi vào trường hợp này. Ngón tay sưng đỏ, gây nhức (thường ở đốt thứ 3) và tích tụ mủ. Mẹo chữa chín mé trong trường hợp này là rạch một đường vòng cung qua đầu mút ngón tay để dẫn lưu mủ và kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Chín mé ngón tay sâu
Thể xương
Chín mé ngón tay ảnh hưởng đến phần xương bên trong, thông thường là đốt bàn tay hoặc đốt thứ ba của ngón tay. Nguyên nhân chủ yếu là bởi chín mé dưới da không được điều trị đúng cách, gây ra một số biến chứng nặng nề hơn như ngón tay sưng to, có màu tím đỏ, gây đau nhức rất nhiều. Khi cắt móng tay sẽ có cảm giác đau nhói và xuất hiện thêm các lỗ chảy mủ xung quanh.
Trong trường hợp điều trị vẫn không khỏi, lúc này sẽ cần kiểm tra kỹ hơn. Bác sĩ chỉ định chụp X-quang. Nếu các đốt xương bị mờ không đều, trở thành xương chết. Lúc này để điều trị dứt điểm sẽ cần loại bỏ phần xương đã chết. Mọi người lưu ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc vết thương cho phù hợp, tránh bị nhiễm trùng sẽ làm nặng hơn.
Thể khớp
Chín mé ngón tay ảnh hưởng đến khớp xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Rơi vào trường hợp này, bạn sẽ thấy các khớp tay sưng đỏ, khi vận động sẽ cực kỳ đau nhức.
Tiến hành chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh khe khớp bị hẹp, thưa xương. Cách chữa chín mé trong trường hợp này là rửa khớp bằng kháng sinh, dung dịch huyết thanh 9%, kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân và cố định đoạn khớp ở tư thế cơ năng.
Thể gân
Chín mé ngón tay ảnh hưởng sâu đến phần gân sẽ tạo ra cảm giác đau nhức dọc theo đường gân, đặc biệt là ở vùng gấp ngón tay khiến bạn rất khó co và duỗi ngón tay. Bên cạnh đó, bạn có thể bị một số triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi và sốt.
Cách chữa chín mé thể gân là rạch một đường mở vào đáy bao để độ túi cùng với bao gân. Sau đó rạch để dẫn lưu mủ, bơm rửa bao gân bằng dung dịch huyết thanh ấm có pha kháng sinh.
> Tóm lại: Chín mé ngon tay có 3 thể chính: nông, dưới da và chín mé sâu. Tình trạng thường gặp nhất là bị chín mé nông. Tuy nhiên, do không chăm sóc da và điều trị đúng cách, tình trạng này trở nặng và gây ra các biến chứng nặng hơn.
> Điều trị bị chín mé tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, thể chín mé và cơ địa bệnh nhân, thường bao gồm trích rạch và dẫn lưu sớm (đường rạch dọc giữa bên tương ứng với vách xơ) và kháng sinh đường uống hoặc tiêm truyền. Điều trị theo kinh nghiệm với cephalosporin là hợp lý. Ở những nơi nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) phổ biến, nên dùng trimethoprim/sulfamethoxazole, clindamycin, doxycycline hoặc linezolid thay cho cephalosporin.
> Lời khuyên là mọi người cần lưu ý tình trạng bệnh của mình, khi cần thiết thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng với chủ đề “Chín mé ngón tay là gì?” mà Dưỡng Da Hiệu Quả vừa chia sẻ, mọi người đã trang bị được cho bản thân những kiến thức cần thiết, từ đó có phương án xử lý phù hợp khi rơi vào tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!