Tuổi dậy thì là gì? Mọi người ai cũng sẽ phải trải qua tình trạng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiến thức để biết khi dậy thì phải làm gì, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cá nhân không được đầy đủ, khiến cơ thể không phát triển tốt nhất, ảnh hưởng rất lớn đến những độ tuổi sao này.
Vì vậy hôm nay, Dưỡng Da Hiệu Quả sẽ chia sẻ những bí quyết giúp mọi người hiểu rõ về tuổi dậy thì là gì và những việc cần làm để cơ thể có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, cùng tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Tuổi dậy thì là gì?
Dậy thì là trạng thái thay đổi cơ thể từ một đứa trẻ thành người trưởng thành, bao gồm sự tăng trưởng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể, đồng thời phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.
Tuổi dậy thì của bé gái ở các nước phát triển là vào khoảng 9 tuổi và bé trai là 12 tuổi. Tuy nhiên ở nước ta, độ tuổi bắt đầu dậy thì trung bình của bé gái là 11 tuổi 10 tháng và bé trai là 13 tuổi 15 tháng.
Tùy theo các yếu tố ảnh hưởng mà trẻ dậy thì ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại sinh như hoạt động thể lực, điều kiện dinh dưỡng, yếu tố xã hội đóng vai trò chủ yếu.
Các giai đoạn dậy thì
Tuổi dậy thì là một giai đoạn trong quá trình trưởng thành đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện về khả năng sinh sản của cơ thể. Đối với nam giới, tuổi dậy thì được tính từ lần xuất tinh đầu tiên (thường trong khoảng 11-12 tuổi) trong khi đó ở nữ giới, được xác định kể từ thời điểm xuất hiện kinh nguyệt (trung bình khoảng 10-11) tuổi. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Thông thường, dậy thì ở cả bé trai và bé gái đều trải qua 5 giai đoạn được tóm tắt như sau:
- Giai đoạn 1: Đầu và giữa của giai đoạn này gần như chưa có bất kỳ biểu hiện nào đáng kể. Tuy nhiên đến cuối giai đoạn 1 các tín hiệu bắt đầu xuất hiện: Vùng dưới đồi bắt đầu giải phóng hormone GnRH, tuyến yên cũng sản xuất 2 loại hormone là hormone LH (có vai trò điều chỉnh chức năng tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới) và hormone FSH (hormone kích thích nang trứng).
- Giai đoạn 2: Đánh dấu điểm khởi đầu của sự phát triển về thể chất khi mà các hormone bắt đầu gửi tín hiệu đi khắp cơ thể.
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn xuất hiện những thay đổi rõ ràng về thể chất ở cả nam và nữ giới.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển thể chất mạnh mẽ nhất mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.
- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối cùng đánh dấu sự hoàn thiện về thể chất cũng như chức năng sinh sản của cơ thể.
Những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì là gì?
Ở bé gái: Tuyến vú phát triển thay đổi sắc vú, quầng vú. Khoảng 6 tháng sau, trẻ bắt đầu xuất hiện lông mu. Môi lớn, môi bé âm đạo phát triển, niêm mạc âm đạo có màu hồng, tiết dịch. Lông mu có hình tam giác đỉnh quay xuống dưới, lông nách xuất hiện muộn hơn (1 – 1.5 năm sau).
Ở bé trai: Tăng thể tích tinh hoàn >4 cm3, chiều dài tinh hoàn >2.5cm, da bìu thâm đen, xuất hiện lông mu. Phát triển kích thước dương vật, xuất hiện lông nách. Xuất hiện lông ngực, râu, bài tiết mồ hôi nách với mùi đặc trưng, giọng trầm. Dấu hiệu dậy thì hoàn toàn là xuất tinh.
Trẻ tăng trưởng về:
- Chiều cao: Tăng trưởng nhanh, bé gái có đỉnh tăng trưởng sớm nhưng cũng kết thúc sớm.
- Cân nặng: Đỉnh cân nặng ở bé trai là 4.9kg/năm từ 13 – 14 tuổi, bé gái là 2.34kg/năm từ 11 – 12 tuổi.
- Cơ xương: Phát triển mạnh xương chi, trẻ trai phát triển vai, trẻ gái phát triển mạnh khung chậu. Cơ trẻ trai phát triển mạnh hơn, còn trẻ gái phát triển khối mỡ.
- Ngoài ra còn có biến đổi nội tiết trong giai đoạn dậy thì.
Nguyên nhân dẫn đến tuổi dậy thì là gì?
Dậy thì là kết quả tiếp theo của những bước trưởng thành.
Hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục biệt hoá và hoạt động trong suốt quãng thời gian sống của thai và trẻ nhỏ. Sau đó nó bị kìm hãm, giảm thấp hoạt động trong suốt tuổi trẻ em do sự phối hợp của hai sự kiện: tăng nhạy của gonadostat đối với hồi tác âm estrogen và ức chế nội sinh hệ thống thần kinh trung ương. Tất cả những phần nằm dưới Gn-RH (dưới hệ thần kinh trung ương) đều có khả năng đáp ứng ở mọi lứa tuổi.
Sự chế tiết Gn-RH lại được xúc tiến trở lại khi đến tuổi dậy thì (hoạt động trở lại của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng) và dẫn hoạt động của tuyến sinh dục được bắt đầu.
Nếu sự chèn ép hoạt động nội sinh hệ thống thần kinh trung ương kéo dài hoặc có sự bất lực đáp ứng của bất cứ thành phần nào ở dưới thì sẽ dẫn đến điều trị muộn hay không dậy thì.
Khi dậy thì phải làm gì?
Sau khi hiểu khái niệm tuổi dậy thì là gì, để phát triển tốt nhất thì các bạn cần phải biết chăm sóc bản thân đúng cách. Vậy khi dậy thì phải làm gì? Sau đây là một số việc cần làm:
Những việc nên làm ở tuổi dậy thì là gì?
Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc
Tập cho trẻ tuổi dậy thì thói quen ngủ vào lúc 10h và ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày để tái tạo lại năng lượng một cách tốt nhất. Bởi ban đêm, trong giấc ngủ sâu, hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều hơn khiến trẻ phát triển tốt hơn.
> Xem thêm: Làm sao để xinh đẹp ở tuổi dậy thì?
Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày
Nước rất cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, bạn cần cho trẻ uống khoảng 1.5-2 lít nước mỗi ngày để các quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn, cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học
Tuổi dậy thì cần bổ sung một lượng lớn dưỡng chất để tăng cường năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là được. Bởi vì rất dễ dẫn tới béo phì. Bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng, xen kẽ các loại thực phẩm như: cá trắng, thịt đỏ, trứng, hải sản, rau xanh, củ quả, sữa hạt, ngũ cốc,…
Nhất là rau xanh, trái cây vô cùng cần thiết, bổ sung vitamin, khoáng chất, quan trọng để phát triển thể chất của trẻ tuổi dậy thì.
Đừng quên vận động thường xuyên
Muốn hệ thống cơ, xương phát triển tốt thì cần phải cho trẻ ở độ tuổi dậy thì vận động thường xuyên. Nhất là các bài tập thể dục, thể thao ngoài trời như: chạy bộ, bơi lội, bóng rỗ, bóng chuyền,…
Hãy cho trẻ tập luyện vào buổi sáng trước 8 giờ để có thể hấp thụ ánh nắng mặt trời tự nhiên, giúp hấp thụ vitamin D3 nhiều. Từ đó cơ thể tổng hợp canxi tốt và chiều cao phát triển hơn.
Những việc không nên làm ở tuổi dậy thì là gì?
Ngoài những điều nên làm khi ở độ tuổi dậy thì trên đây, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ tránh những lưu sau để đảm bảo sức khỏe, tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhé.
Không nên uống rượu bia
Tuổi dậy thì với đặc tính tò mò khiến nhiều bạn trẻ thử uống rượu bia. Nhưng đây là đồ uống gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể từ hệ miễn dịch cho đến các cơ quan nội tạng của cơ thể. Do đó, tuyệt đối không được uống rượu bia trong độ tuổi dậy thì.
Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ
Đây là một trong những thói quen thường gặp của các bạn tuổi teen. Thức ăn chiên giòn nhiều dầu mỡ, cay, nóng sẽ khiến cơ thể tích tụ chất béo có hại. Nếu bổ sung quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị béo phì, ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình.
Không nên sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Phụ huynh đừng cho con sử dụng thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính bảng, laptop quá nhiều. Vì nó không chỉ ảnh hưởng tới thị lực mà còn gây nghiện khiến trẻ đắm chìm vào thế giới ảo. Bên cạnh đó, cha mẹ không thể kiểm soát toàn bộ nội dung trên Internet. Những nội dung độc hại trên mạng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ nhất là khi đang trong độ tuổi dậy thì còn non nớt và thích khám phá.
Không nên học quá nhiều
Dù ở độ tuổi nào cũng nên cân bằng giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi. Đó là lý do trẻ ở tuổi dậy thì không nên học quá nhiều, quá sức ảnh hưởng đến giấc ngủ, tạo tâm lý căng thẳng và lo âu kéo dài.
Hãy dành thời gian vui chơi, hoạt động thể dục, thể thao bên ngoài vừa đủ để tinh thần thư thái, trẻ học hỏi cũng nhanh hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trao đổi những bài học giới tính để giáo dục trẻ có nhận thức rõ ràng về vấn đề này, tránh những hậu quả khó lường xảy ra nhất là trong giai đoạn nhạy cảm tuổi dậy thì.
Những phương pháp phòng ngừa dậy thì sớm, dậy thì muộn
Tránh dậy thì sớm nên làm gì?
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ngọt… Nên ăn nhiều rau quả tươi.
- Không cho trẻ dùng các thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng và kem dưỡng da có chứa nội tiết tố.
- Tăng cường vận động.
- Ngủ đủ giấc.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với các kích thích thị giác không phù hợp lứa tuổi.
Tránh dậy thì muộn nên làm gì?
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển phù hợp của trẻ, không để trẻ thiếu chất.
- Không nên cho trẻ vận động quá mức.
- Nếu trẻ có các bệnh di truyền, mãn tính thì nên đến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng khi ở lứa tuổi dậy thì
Vào giai đoạn dậy thì trẻ phát triển rất nhanh và vượt bậc, các bậc phụ huynh nên hỗ trợ để giúp đỡ cho trẻ được phát triển toàn diện cả về hình thể lẫn thể chất.
Chất đạm
Rất cần cho quá trình phát triển vượt bậc của cơ thể trong giai đoạn dậy thì. Nên cung cấp khẩu phần protein cho trẻ dao động trong khoảng 15%-20% / tổng nhu cầu. Tương đương với 0.95g protein/kg/ngày ở trẻ 9 – 13 tuổi và khoảng 0.85g protein/kg/ngày cho trẻ 14-18 tuổi.
Chất béo
Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ. Nên chọn những thực phẩm giàu axit béo chưa no (có trong dầu thực vật, cá…) cho trẻ.
Chất bột đường
Là nguồn chính giúp cung cấp năng lượng, chiếm khoảng 50% – 55% khẩu phần.
Chất khoáng
Nhu cầu canxi, sắt, kẽm rất cao trong giai đoạn dậy thì. Một chế độ ăn đa dạng sẽ cung cấp đủ khoáng chất cho trẻ.
Canxi
Ở giai đoạn này, trẻ cần đến 1200mg/ngày để giúp duy trì cấu trúc xương. Do đó, cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu canxi. Nên duy trì chế độ sữa mỗi ngày (2-3 ly/ngày) và xen kẽ những sản phẩm từ sữa như yaourt, phomai.
Sắt
Cần cho quá trình phát triển khối cơ, cấu trúc tế bào máu và chức năng hô hấp.
Kẽm
Giúp phát triển thể chất, tăng cường hoạt động chức năng sinh dục…
Vitamin
Cần cung cấp cho trẻ đủ khẩu phần rau củ và trái cây. Cần cung cấp cho trẻ 1 khẩu phần ăn đủ chất, cân đối, có lợi cho sức khỏe, cũng như đảm bảo năng lượng đủ cho trẻ phát triển thể chất và hoạt động. Không để trẻ ăn quá thừa hoặc quá thiếu.
Cách phòng nguy cơ béo khi ở tuổi dậy thì
Để đề phòng nguy cơ béo phì trong giai đoạn này, phụ huynh cần lưu ý:
Tránh ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, giàu chất béo (đặc biệt là chất béo không tốt cho sức khỏe như mỡ, bơ, mayonnaise…).
- Hạn chế thức ăn nhanh.
- Không sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Khi trẻ vừa xem tivi, chơi game và vừa ăn có thể làm phân tán sự chú ý, dẫn đến trẻ nạp quá nhiều năng lượng và thừa cân, béo phì.
Tuổi dậy thì có dấu hiệu gì thì cần gặp bác sĩ?
Dậy thì là biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ khi đến tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hay muộn thì phụ huynh nên chú ý dẫn con đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường và toàn diện, tránh các nguy cơ không đáng có về sau.
Hy vọng sau những chia sẻ ngắn ngủi vừa rồi, mọi người đã hiểu hơn về tuổi dậy thì là gì và biết khi dậy thì phải làm gì để tốt cho sự phát triển. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!